Quay lại
Featured image of post Clean Code là gì? Lợi ích của Clean Code là gì?

Clean Code là gì? Lợi ích của Clean Code là gì?

Clean code is code that is easy to understand and easy to change.

Clean Code là gì? Lợi ích của Clean Code là gì?

Clean code is code that is easy to understand and easy to change.

Tạm dịch: Clean code là code mà nhìn vào đó chúng ta dễ đọc, dễ hiểu và dễ dàng thay đổi nó khi cần thiết.

  • Trải qua hơn 10 năm code, mình thật sự thấy Clean code là rất quan trọngrất cần thiết.
  • Việc viết code clean không phải chuyện dễ dàng, không phải 1-2 ngày chúng ta có thể làm được.
  • Clean code là 1 kỹ năng, cần được luyện tập, cần có thời gian để trau dồi nó.
  • Bởi vì Clean code không có 1 quy ước nào cụ thể cho từng ngôn ngữ, hầu hết là những lời khuyên của các chuyên gia, các người đi trước khuyên chúng ta nên làm thế này, làm thế kia…
  • Ở các bài tiếp theo mình sẽ trình bày chi tiết các quy tắc về Clean code cho tên biến (variable), hàm, file, folder…

Vậy lợi ích của Clean code là gì vậy nhỉ?

✨ Trước tiên ta nhìn nhược điểm của nó là gì đã 😌

  • Khi học và áp dụng các quy tắc Clean code thì sẽ làm chúng ta mất nhiều thời gian hơn.
  • Bởi vì cần học, thực hành các quy tắc
  • Cần thời gian để suy nghĩ về các quy tắc, tên biến, tên hàm để đúng theo các quy tắc.
  • Chán nản, bực bội khi phải bó buộc mình vào 1 quy tắc cứng nhắc, mất thời gian để đặt tên cho đúng.

✨ Giờ đến xem xét các lợi ích của Clean code thế nào nhé 😉

✨ Các bạn nhìn hình thì sẽ chắc cũng hiểu, giải thích chi tiết như sau:

  • Code sạch thì đẹp: đúng thế, code sạch thì nhìn đẹp đúng không ✌️, cái gì cũng sạch thì sẽ đẹp hơn 😅.
  • Code đẹp thì sẽ dễ đọc: khi nhìn vô code đẹp thì mình sẽ có hứng thú đọc hơn là nhìn vô 1 đống bùi nhùi 😄
  • Code dễ đọc thì sẽ dễ hiểu hơn: chắc chắc rồi, hơn là nhìn vô code xấu, khó đọc thì sẽ làm cho mình không muốn đọc, không muốn nhìn thì tất nhiên khó hiểu hơn nhiều rồi 🤭
  • Code đọc dễ hiểu thì dễ bảo trì, dễ fix bugs: chắc hẳn ai cũng từng fix bugs rồi, bugs của chính mình, và bug của người khác để lại 😆.
    • Fix bug của mình thì không có lời nào để nói rồi, mình gây ra thì mình phải hốt 😄
    • Nhưng fix bugs của người khác thì rất khó chịu, nếu code khó đọc, khó hiểu nữa thì… 😒, chắc điên luôn quá, haha.
  • Code sạch thì dễ mở rộng về sau, tăng tính thừa kế, tái sử dụng cao, các tính năng khác sẽ dễ dàng phát triển mở rộng hơn.
  • Code sạch thì dễ viết test: unit test, automated test hơn là code xấu, code khó nhìn, người viết test có thể là 1 người khác, khi nhìn vô code không hiểu gì thì họ cũng rất khó để viết test cho hệ thống, đúng không nào.
  • Cuối cùng, tất cả các yếu tố trên sẽ làm cho mình dev nhanh hơn về sau, giai đoạn release sản phẩm sẽ nhanh hơn, ít bugs vặt hơn, làm khách hàng sẽ hài lòng.
    • Khi khách hàng hài lòng thì họ sẽ tin tưởng chúng ta, và sẽ gắn bó, tìm đến chúng ta khi có dự án mới.
    • Khi chúng ta có nhiều dự án, nhiều việc làm thì lương chúng ta sẽ theo đó cũng tăng lên thôi 😉.

Khá dễ hiểu phải không nào.

Phần tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu về các quy tắt đặt tên biến (variable) thế nào để đảm bảo Clean nhé.

Phần tiếp theo » [Clean Code là gì] Quy tắt với biến (variable)

Bình luận sử dụng Facebook hoặc Google bên dưới nhé :)